F - TẠO BÓNG MỜ DO BỘ PHẬN CƠ KHÍ GÂY RA:
Mực không cấp đủ cho các vùng in nằm trước hay sau các mảng màu quá lớn.Biện pháp khắc phục 1: Nếu có thể, điều chỉnh lượng mực phân phối đều trên mảng màu.
Biện pháp khắc phục 2: Chạy một lượng tối thiểu dung dịch làm ẩm. Dùng cồn và các chất thay thế cho cồn.
Biện pháp khắc phục 3: Chạy lớp mực dày hơn, tránh mở mực dư, có thể làm cho mực loãng ra và chạy dầy lớp mực lên.
Biện pháp khắc phục 4: Nếu có thể, dùng loại mực đục hay trong suốt cho các mảng màu lớn.
Biện pháp khắc phục 5: Tăng phạm vi sàng của lô sàng.
Biện pháp khắc phục 6: Cho lô chà bản cuối cùng sàng
Biện pháp khắc phục 7: Làm giảm độ cứng của lô chà bản hay là thay lô mới.
Biện pháp khắc phục 8: Bố trí lại hình ảnh trên khuôn in (ở khâu bình bản) để làm cho hình ảnh không bị bong dọc theo trục khuôn in.
G - MỰC KHÔ TẠM THỜI TRÊN GIẤY TRÁNG PHẤN.
Trường hợp này là mực có vẻ đã khô nhưng dễ dàng tróc ra.
Nguyên nhân A :
Chất liên kết thẩm thấu quá nhiều. Điều này có thể gây ra do mực có công thức không phù hợp hoặc do giấy có độ thấm hút cao.
Biện pháp khắc phục 1: Hỏi ý kiến nhà sản xuất mực. Dùng loại mực phù hợp với giấy.
Biện pháp khắc phục 2: Thêm vào vecni dạng sệt, vecni bóng, vecni đục để làm giảm khả năng thẩm thấu của chất liên kết.
Nguyên nhân B :
Quá trình khô diễn ra chậm. Nếu quá trình khô diễn ra quá chậm, thì có quá nhiều chất liên kết bị hấp thụ trước khi quá trình đóng rắn kết tinh làm khô xảy ra và các hạt pigment sẽ không liên kết được với bề mặt giấy.
Biện pháp khắc phục 1: Xem xét lại các nguyên nhân mực khô chậm là do mực khô bình thường hay là mực khô nhanh. Nguyên nhân nào cũng gây ra hiện tượng khô mực tạm thời. Xem lại các nguyên nhân đã bàn ở các vấn đề trước.Biện pháp khắc phục 2: Hiện tượng mực khô tạm thời không được thấy rõ ràng cho đến sau khi in offset xong khoảng 1 giờ. Tuy nhiên ta có thể khắc phục vấn đề mực in khô tạm thời bằng cách in phủ lớp mực trong suốt hay lớp vecni để hổ trợ cho quá trình kết dính với giấy.
Lớp mực khô nhưng bị bóc ra trong quá trình thành phẩm.
Nguyên nhân C:Lớp mực bám dính yếu vì có các vật liệu chống khô trong mực.
Biện pháp khắc phục 1: Tránh hiện tượng trên bằng cách dùng loại mực phù hợp cho giấy.
Biện pháp khắc phục 2: Tránh thêm các chất phụ gia vào mực như dầu bôi trơn động cơ, dầu nhớt thông thường hay dầu khoáng. Chỉ sử dụng các chất phụ gia thêm vào khi được sự đồng ý của nhà sản xuất mực. Giữ cho lượng các chất phụ gia thêm vào ở lượng tối thiểu.
Những vật liệu không khô sẽ làm dẻo lớp mực khô và làm giảm độ chống mài mòn của mực. Các chất làm khô có chứa thành phần không khô. Tránh sử dụng các chất làm khô quá nhiều.
H- LỚP PHỦ BỀ MẶT GIẤY KHÔNG KẾT DÍNH TỐT VÀ LỚP PHỦ KHÔNG ĐỒNG ĐỀU.
Nguyên nhân A :
Trong mực in có các chất phụ gia hay là sáp nhằm nâng cao độ bền ma sát.
Biện pháp khắc phục: Sử dụng mực in không có phụ gia chống ma sát
Nguyên nhân B :Mực chậm khô, lớp phủ bề mặt dính vào trong mực.
Biện pháp khắc phục 1: Sử dụng mực khô nhanh hơn.
Biện pháp khắc phục 2: Cho thêm chất phụ gia làm tăng tốc độ khô vào dung dịch làm ẩm.
Nguyên nhân C :Các chất phụ gia thay thế cồn có chứa các thành phần hoá học không bay hơi như là izopropanol. Khi những chất hoá học này trở nên cô đặc trong hệ thống lọc nước và bị nhủ hoá trong mực, do đó chúng nằm trên bề mặt của tờ in làm cho mực dễ bị lột ra.
Biện pháp khắc phục: Làm sạch hệ thống lọc nước và thay đổi dung dịch làm ẩm ít nhất một lần mỗi tuần.
I - LỚP MỰC KHÔNG ĐỒNG NHẤT VÀ DÍNH VẬT LIỆU KHI IN PLASTIC.
Nguyên nhân A :
Sức căng bề mặt quá thấp
Biện pháp khắc phục: Sử dụng plastic đã được xử lý bằng tia lửa điện với sức căng bề mặt khỏang 40-50 dynes.
Nguyên nhân B :Mực có công thức không phù hợp cho in plastic.
Biện pháp khắc phục: Sử dụng mực có độ đặc cao và dung môi ít.
Nguyên nhân C :
Mực bị nhủ hoá nhiều.
Biện pháp khắc phục : Khi in lên trên bề mặt không thẩm thấu, mực in phải có công thức chống lại sự nhủ hoá và đồng thời giảm lượng nước sử dụng đến mức tối thiểu.