Quá trình làm khô mực in hộp giấy đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên những thành phẩm in có màu sắc chân thực, sống động đồng thời bảo đảm thành phẩm sau in chất lượng hơn.
Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp làm khô bằng vật lý và hóa học, những công đoạn trợ khô cũng được ứng dụng triệt để để giúp công đoạn này được hoàn thiện hơn đồng thời tiết kiệm thời gian và chi phí hơn.
- Thiết bị phun bột: việc sử dụng thiết bị giúp các hạt bột có cùng kích thước có thể dàn trải đều trên tờ in. Công đoạn này giúp các tờ in không bị dính vào nhau và giúp mực sau in không bị lem trên bề mặt đồng thời giúp lớp mực vừa in xong không bị dính ướt vào mặt trái của tờ in trước. Lớp bột này không hề làm ảnh hưởng tới tiến trình oxy hóa mà chỉ tạo thành một lớp đệm không khí riêng biệt giữa các tờ in.
Các loại bột khô được sử dụng gồm có: bột đá vôi và tinh bột được nghiền từ hạt ngô.
- Phủ silicone: Việc phủ một lớp màng mỏng dầu silicone nhũ tương trong nước trong các máy in cuộn giúp ngăn các sản phẩm bắt bẩn khi gấp. Tuy nhiên, phương pháp này thường không mang lại hiệu quả cao do sau khi in, lớp mực nằm dưới silicone không thể khô lập tức, nhiều lúc phải mất thời gian vài ngày trong khi lớp silicone bị chà xát và tróc ra khỏi lớp mực khiến lớp in bị dính bẩn.
- Đo độ khô của mực: Một trong những yếu tố quan trọng để tạo nên chất lượng thành phẩm sau in là việc đảm bảo các lớp in có sức chống lại các ma sát gây trầy xước đồng thời không bị dính với nhau khi xếp thành chồng. Để đảm bảo được điều này, trước khi in ấn, đơn vị in hộp giấy phải kiểm tra và thử nghiệm để kiểm soát sự cần bằng giữa mực, tính thấm hút của vật liệu và đặc tính khô của mực.
Phương pháp thử nghiệm này được thực hiện bằng cách đo mật độ quang học của lớp mực trên tờ thử nghiệm này sau mỗi lần in. Khi mật độ quang học của mực có xu hướng tiến về 0 thì quá trình khô được xem như hoàn toàn.
Việc thực hiện các công đoạn hỗ trợ làm khô trong in hộp giấy giúp thành phẩm sau in được hoàn thiện hơn, tránh những rắc rối phát sinh xảy ra trong tiến trình làm khô khiến sản phẩm bị sai hỏng. Tuy nhiên, cần dựa vào điều kiện thực tế cũng như trang thiết bị máy móc được sử dụng mà mỗi đơn vị in hộp giấy có thể lựa chọn cho mình một phương pháp thích hợp nhất.