Ngày nay, in offset đã trở thành kỹ thuật in phổ biến nhất trong in ấn thương mại. Quy trình in offset bao gồm 5 bước cơ bản. Trải qua quy trình này, các sản phẩm in bao bì, in hộp giấy, in catalogue và in tờ rơi sẽ được đưa vào sử dụng.
Làm thế nào để có được những ấn phẩm in offset như thế này?
Dù là in ấn phẩm gì thì bước đầu tiên luôn là tạo ra đối tượng đó trên máy tính. Chẳng hạn như một doanh nghiệp cần in catalogue, thì trước hết phải tập hợp thông tin các sản phẩm dịch vụ và dàn trang thiết kế. Bước đầu tiên của quy trình in offset có nhiệm vụ xử lý và sắp xếp hài hoà bản in. Công đoạn này đòi hỏi sự phối hợp của tư duy, kinh nghiệm người thiết kế và ý muốn của khách hàng. Có thể hiểu đơn giản đây là công đoạn tạo hình sản phẩm.
Thiết kế chế bản là bước đầu tiên của in offset
Để hiểu về công đoạn này, trước hết độc giả cần biết khái niệm hệ màu CMYK. Trong đó:C là cyan (màu xanh), M là magenta (màu đỏ sậm), Y là yellow (màu vàng), K là black (màu đen). Tất cả các màu sắc đều có thể pha được từ 4 màu CMYK này. Xuất phim có nghĩa là cho ra 4 tấm phim đại diện cho 4 lớp màu này để đem đi phơi bản kẽm.
In offset giai đoạn hai tạo ra các tấm phim
4 tấm phim có được từ công đoạn thứ 2 ở trên sẽ được mang ra phơi trên một bản kẽm. Thông thường xưởng in sẽ phơi từng tấm phim một. Công đoạn này của quy trình in offset có thể được hiểu theo một cách đơn giản hơn. Đó là chụp hình ảnh của từng tấm phim lên từng tấm bản kẽm bằng máy phơi kẽm.
Các bản kẽm được phơi trước khi tiến hành in offset
Kết quả của bước 3 là cho ra 4 bản kẽm đại diện cho 4 màu C, M Y, K. 4 bản kẽm này sẽ được mang đi in offset trong bước tiếp theo.
Đây là bước thể hiện rõ nhất tay nghề của người thợ in. Nói như vậy là vì không có một quy định cụ thể nào cho việc in màu gì trước, màu gì sau trong công đoạn in offset. Kinh nghiệm sẽ giúp cho người thợ in quyết định đâu là phương án tối ưu nhất cho sản phẩm của mình.
Bước in offset này được tiến hành như sau. Trước tiên, thợ in sẽ lựa chọn một trong 4 kẽm màu để lắp lên quả lô máy in offset. Màu mực tương ứng sẽ được chọn tại phần vào mực của máy. Chẳng hạn, với bản kẽm màu K thì thợ in cho mực K vào và tiến hành in. Sau đó quả lô quay qua giấy sẽ đập phần tử in xuống giấy in. Sau khi chạy xong hết số lượng cần in, thợ in tháo kẽm ra, vệ sinh hết mực cũ, lắp kẽm mới vào. Ví dụ màu vừa in xong là màu K thì thợ in sẽ tiếp tục lắp kẽm C vào, phần vào mực sẽ cho mực C, cho giấy đã in màu K trước đó vào máy và lại tiếp tục quy trình cũ.
Các màu sẽ được lần lượt in offset
Các phần việc này sẽ lặp lại cho đến khi hết cả 4 màu. Các màu đó chồng lên nhau sẽ cho ra bản in cuối cùng. Có một điều mà chỉ người trong cuộc mới biết được. Đó là trong quá trình in offset, với mỗi màu, thợ in sẽ phải chạy thử khoảng 50 bản nháp cho màu thật ổn định. Tổng cộng cả bước 4 sẽ tiêu tốn khoảng 200 bản chạy thử. Vì thế khi in offset, bất cứ thợ in lành nghề nào cũng biết phải tính dư giấy ra khoảng 200 tờ in (gọi là bù hao giấy).
Để có được ấn phẩm hoàn chỉnh, người thợ in còn phải thực hiện các bước gia công sau in. Mục đích của việc gia công sau khi in offset là làm hoàn thiện sản phẩm. Giai đoạn này gồm những công việc cơ bản là cán láng và xén giấy.
Cán láng là cán lớp màng mỏng lên bề mặt của giấy sau khi in. Giấy in sẽ mịn màng và đẹp mắt hơn sau khi được cán láng. Có thể hiểu cán láng giống như việc trang điểm của một cô gái. Vẻ đẹp sẽ được trau chuốt nhờ lớp trang điểm này.
Sau khi cán láng thì thợ in sẽ tiến hành xén giấy. Bởi vì khi in offset, thợ in phải sử dụng giấy to phù hợp với khổ máy để in, do đó sau khi in xong phải sử dụng máy xén để xén thành phẩm.
Quy trình in offset trong in ấn thương mại hiện nay trải qua 5 bước căn bản như nêu trên. Có thể thấy rằng, để có được những sản phẩm in tờ rơi, in bao bì hay in hộp giấy trên thị trường, người thợ in phải tốn rất nhiều công sức. Đây cũng là quy trình được sử dụng tại Công ty Việt In để tạo ra các sản phẩm phục vụ khách hàng.