Ngày nay, thiết kế in ấn là một bộ phận rất quan trọng, không thể thiếu trong các hoạt động marketing, truyền thông. Các ấn phẩm này chính là những thông điệp mà nhà sản xuất muốn gửi gắm đến các đối tượng khách hàng của mình. Chính vì vậy, doanh nghiệp nào có những bản thiết kế ấn tượng hơn, độc đáo hơn, đánh đúng insight khách hàng thì sẽ dành chiến thắng. Chính vì tầm quan trọng của các bản thiết kế in ấn là rất lớn nên trong quá trình thiết kế và cho ra đời ấn phẩm cả designer và marketer phải hết sức lưu ý những thông tin quan trọng,
Trong thiết kế in ấn có 2 hệ màu thường được sử dụng, đó là hệ RGB và CMYK.
Hệ màu RGB và CMYK thường được sử dụng trong thiết kế in ấn
Trong đó các phần mềm thiết kế đồ họa phổ biến như Adobe Photoshop, Adobe Illustrator đều sử dụng hệ mà CMYK. Do vậy ngay từ khi bắt tay một ấn phẩm nào đó bạn hãy sử dụng hệ màu này để tránh khi thiết kế xong lại quên chuyển hệ màu từ RGB sang CMYK. Trong một vài trường hợp đặc biệt, trong quá trình chuyển sẽ xảy ra tình trạng màu bị tái khiến designer phải xử lí lại sẽ rất vất vả. Hệ màu chính là điểm đáng lưu ý nhất trong quá trình thiết kế in ấn.
Một bản thiết kế sau khi đặt in có được coi là đạt chất lượng hay không phụ thuộc rất lớn vào độ phân giải của hình ảnh. Một ấn phẩm thiết kế in ấn mà bị vỡ hình, độ phân giải kém chắc chắn sẽ bị hỏng và phải thiết kế lại.
Đôi khi một mẫu thiết kế khi được in trên giấy A4 vẫn có thể đáp ứng được độ phân giải nhưng khi lệnh in được đặt trên giấy có kích thước lớn hơn như khổ A2 hoặc A3 thì hình ảnh sẽ bị vỡ hoặc không sắc nét do độ phân giải thấp. Độ phân giải của hình ảnh là điều căn bản mà bất cứ một người làm designer nào cũng phải xử lí được và cần hết sức chú ý trong quá trình thiết kế in ấn.
Trong tất cả các ứng dụng sử dụng font chữ bất kỳ như Microsoft, Adobe, … có rất nhiều loai font chữ khác nhau, tuy nhiên lại rất dễ xảy ra tình trạng lỗi font khi chuyển file thiết kế từ máy này sang máy kia do máy tính không được cài đặt loại font chữ đó. Lúc này, designer sẽ phải xử lí lại rất vất vả và mất nhiều thời gian.
Font chữ trong thiết kế in ấn sẽ rất dễ bị lỗi
Chính vì thế, trước khi sao chép hay gửi file thiết kế để đặt in, tốt nhất bạn nên convert font trong file hoặc chép những bộ font đã sử dụng.
Người Việt Nam rất hay gặp phải việc sai lỗi chính tả từ lời nói nên các văn bản viết, ấn phẩm thiết kế in ấn truyền thông. Không vì sự phổ biến ấy mà người đọc lại quên chú ý và đánh giá lỗi sai cơ bản này ở những designer và writer.
Lỗi chính tả thường xuyên xảy ra trên các ấn phẩm thiết kế in ấn
Việc sai những lỗi chính tả căn bản trên các tác phẩm, ấn phẩm của mình rất dễ khiến cho nhà sản xuất bị mất điểm trước đối tượng khách hàng mình đang tiếp cận. Vì vậy, trước khi hoàn tất việc thiết kế in ấn một hình ảnh nào đó, hãy dành chút ít thời gian kiểm tra lại toàn bộ chính tả xuất hiện trong đó, việc kiểm tra sẽ không thừa chút nào để thu được một ấn phẩm chất lượng đâu.