Vấn đề ăn uống, thực phẩm rất nhạy cảm với con người, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dùng. Do vậy mà không chỉ chất lượng của chính loại thực phẩm đó phải đảm bảo an toàn mà cả vật phẩm đóng gói, chứa đựng chúng cũng cần phải đạt tiêu chuẩn cho phép của Bộ y tế. Vì thế nên, các nhà sản xuất hộp giấy đựng thức ăn đã thêm loại giấy chống thấm vào bên trong bao bì trước khi cho chúng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
Giấy chống thấm là gì?
Click Xem: >> In Tờ Rơi giá Rẻ Uy Tín Tại Tp.HCM
Đây là một loại giấy được sản xuất đặc biệt có vai trò giúp cho vật chất lỏng khi tiếp xúc qua một lớp sẽ không được thẩm thấu qua bề mặt lớp còn lại. Qua đó, chúng giúp cho hàng hóa không bị ẩm từ tac động bên ngoài, giữ nguyên chất lượng khi đến với người dùng.
Khi sử dụng giấy chống thấm, nhà sản xuất thường dùng một loại keo để kết dính cho hai lớp giấy dính vào nhau, đây là loại keo trung tính hoặc bazơ nhẹ, giảm tối đa ảnh hưởng về vật phẩm chứa đựng so với giấy carton chống thấm gia keo bằng acid (nhựa thông).
Các kỹ thuật viên chú trọng hạ độ PH xuống khoảng 2,5 – 3,5 so với axit để bảo vệ thành phẩm cũng như sức khỏe cho người dùng. Công nghệ làm giấy chống thấm AKD làm phân tán hạt keo cực nhỏ, tích điện dương cho các hạt tạo gia cố thêm tính năng bảo vệ cho lớp màng mao mạch bên ngoài giấy. Giấy chống thấm thành phẩm phải sấy ở nhiệt độ cao để đảm bảo tốt nhất và tránh hồi keo sau một thời gian sử dụng như một số loại thông thường. Thực phẩm sẽ không bị ảnh hưởng bởi các thành phần có trong hộp giấy vì đã được ngăn chặn bởi lớp giấy chống thấm. Từ đó, tai nạn về ngộ độc thực phẩm cũng như các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa sẽ được giảm tối đa.
Chỉ cần nhỏ vài giọt nước lên hai loại giấy khác nhau sẽ cho được kết quả hoàn toàn trái ngược: Nếu là giấy thường, nước sẽ ngấm vào mặt trên của giấy, theo mao mạch thấm xưống mặt dưới. Khi nhỏ giọt nước, giấy carton chống thấm kém chất lượng sẽ xuất hiện màu tối hay màu đen trên mặt. Nhưng loại giấy chống thấm, có các lớp gia keo (xeo) là những hợp chất kỵ nước, tạo thành những lớp màng ngăn không cho nước thấm vào trong.