Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã chỉnh sửa loại giấy in ấn sách, từ giấy có độ trắng 80-82 ISO trước đây sang loại có độ trắng 73-75 ISO, để đảm bảo chống loá và không ảnh hưởng đến thị giác của học sinh,” ông Nguyễn Minh Khang, Phó Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục cho biết.
“Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã chỉnh sửa loại giấy in ấn sách, từ giấy có độ trắng 80-82 ISO trước đây sang loại có độ trắng 73-75 ISO, để đảm bảo chống loá và không ảnh hưởng đến thị giác của học sinh,” ông Nguyễn Minh Khang, Phó Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục cho biết.
Trước đó, một nghiên cứu của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam kết hợp thực hiện với các bác sỹ của Học viện Quân y đã chỉ ra rằng giấy quá trắng sẽ khiến mắt học sinh bị lóa, mệt mỏi, và lâu ngày dễ sinh cận thị.
Để tìm ra độ trắng phù hợp, Nhà xuất bản Giáo dục và các bác sĩ Học viện Quân y đã gắn camera độ phân giải cao gần mắt trên 102 học sinh ở Hà Nội để ghi hình cận cảnh mắt và đồng tử trong quá trình đọc.
Kết quả cho thấy giấy có độ trắng 73-75% ISO phù hợp làm giấy in ruột sách và vở viết cho học sinh. Độ trắng này có thể áp dụng cho sách giáo khoa, vở viết, thậm chí cả giấy in, photocopy.
Theo ông Khang, ngay sau khi có kết quả nghiên cứu, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã đặt Công ty Giấy Bãi Bằng và Công ty Giấy Tân Mai sản xuất loại giấy 73-75 ISO để phục vụ việc
in ấn. Hiện Nhà xuất bản đã sử dụng loại giấy mới và sách đã đáp ứng bảo đảm chống loá, tăng độ xốp và in không bị hằn ra phía sau.